SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
SlideShow chính
Những điều cơ bản khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất
30

TH 03

1027 lượt xem

Những điều cơ bản khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất

Nguyên nhân hàng đầu khiến cho hệ thống máy móc sản xuất hư hỏng là do không được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ, làm giảm tuổi thọ và hiệu suất hoạt động. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần coi trọng việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất và lấy đó là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tránh những tổn thất lớn về kinh tế, giảm lãng phí thời gian và chi phí sửa chữa.

Dưới đây là một số vấn đề cơ bản cần làm trong việc bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất của nhà máy:

1. Xây dựng mục tiêu, chiến lược

Mục tiêu của công tác bảo trì là nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt của thiết bị với chi phí thấp nhất.

Các nhiệm vụ chính của công tác bảo trì:

- Nâng cao độ tin cậy.
- Tối ưu hóa chi phí.
- An toàn và bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các trách nhiệm xã hội.

Để đạt được mục tiêu đó các nhà máy công nghiệp phải lựa chọn các giải pháp bảo trì đúng, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi bắt đầu xây dựng phương án bạn nên xây dựng theo mục tiêu sản xuất của công ty bạn từ đó đưa ra mục tiêu bảo dưỡng là gì?

2. Chọn hình thức bảo dưỡng cho từng loại thiết bị

Tiến hành phân loại thiết bi:

- Thiết bị sống còn (cho an toàn, tạo sản phẩm, chất lượng sản phẩm).
- Thiết bị quan trọng (các thiết ảnh hưởng tới dây chuyền nhưng có dự phòng, thiết bị mắc tiền, vấn đề vật tư v.v…).

- Thiết bị phụ trợ.

Trong đó:

Thiết bị sống còn: Bảo dưỡng theo tình trạng (theo dõi rung động, nhiệt độ, tiếng ồn, hay chất lượng sản phẩm) và bảo dưỡng định kỳ (bảo dưỡng, thay thế chi tiết định kỳ).

Thiết bị quan trọng: Áp dụng bảo dưỡng theo tình trạng có dấu hiệu hư hỏng thì lên kế hoạch sửa chữa. Đối với các dạng hư hỏng mà không thể theo dõi giám sát tình trạng nên tiến hành kiểm tra khi có điều kiện ngừng máy hay gọi là bảo dưỡng cơ hội. 

Thiết bị phụ trợ: những thiết bị này không quan trọng cho việc sản xuất bạn nên chọn hình thức sửa chữa phục hồi hay hư mới sửa. (Đối với thiết bị nếu hư gây tốn kém lớn cho việc sản xuất thì bạn nên đưa vào Bảo dưỡng định kỳ).

Sửa chữa lớn toàn nhà máy: là thời gian kiểm định, bảo dưỡng sửa chữa các tồn đọng hư hỏng. Thông thường theo quy định của pháp luật, áp dụng cho thiết bị chỉ sửa chữa khi ngừng nhà máy nhiều ngày, thiết bị có rủi ro cao tới sự hoạt động của nhà máy, nếu cháy nổ cần lập kế hoạch ngưng máy và sửa chữa kịp thời. Đưa các công cụ và gải pháp hỗ trợ hoạt động bảo dưỡng vào áp dụng:

- Hệ thống quản lý bảo trì nhờ máy tính CMMS.
- Bảo trì năng suất toàn bộ
- Áp dụng 5S trong quản lý bảo trì.
- Công cụ cải tiến Kaizen

- Bảo trì tinh gọn.

3. Cơ cấu tổ chức

Về cơ cấu tổ chức cho hoạt động bảo dưỡng cũng phải đảm bảo cho việc thực thi được tốt, cơ bản cần phải có:

1. Bộ phận lập kế hoạch (thuộc Phòng kỹ thuật): các kỹ sư có kinh nghiệm lập kế hoạch vật tư, kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, kiểm định thiết bị, kế hoạch cho sửa chữa toàn nhà máy.

2. Bộ phận thực thi: bao gồm các kỹ sư, công nhân sửa chữa bảo dưỡng trực tiếp (cơ khí, điện, tự động hóa).

Xây dựng quy trình bảo dưỡng- sửa chữa: các bước triển khai công việc, ai thực hiện, báo cáo kết quả BD, ai thống kê, ai giám sát….

Cách lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ:

Dựa theo bảng phân loại thiết bị, bạn tiến hành lập kế hoạch cho các thiết bị sống còn và quan trọng. Bạn cũng định nghĩa cho các loại hình bảo dưỡng như: Đại tu, trung tu, tiểu tu là gì?

Để có thông tin trên cần dựa trên cở sở sổ tay vận hành bảo dưỡng máy (OMM): nhà sản xuất có đưa ra khuyến cáo mấy tháng thay dầu, thay bi, đại tu, trung tu…

- Số giờ chạy máy, thời gian sửa chữa lần cuối trước đó

- Theo tình trạng thực tế của máy: một số máy có thể tăng tần suất bảo dưỡng…

- Sử dụng các công cụ RCA (Root Cause Analysis), CBM Condition Based Maintenanace), FMEA (Failure Mode and Effect Analysis), RCM (Reliability Centered Maintenance) để phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng, tối ưu hóa công tác lập kế hoạch.

Trong đó:

RCA là phương pháp xử lý các vấn đề hư hỏng mà mục tiêu là tìm ra nguyên nhân cốt lõi để khắc phục và loại bỏ. 

FMEA (Failure Mode and Effect Analysis) là một trong các kỹ thuật phân tích rủi ro của RCA. Đây là phương pháp mang tính hệ thống cho việc xác định và giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các hư hỏng trong thiết bị (phân tích các kiểu hư hỏng, nguyên nhân và kết quả của các hư hỏng tiềm tàng), sản phẩm và quá trình trước khi nó xảy ra.

FMEA sẽ tạo ra một bảng thống kê các kiểu hư hỏng, tần suất hư hỏng, hậu quả của các thiết bị quan trọng khi nó xảy ra trong thực tế.

Ngoài ra bạn cần chú ý vấn đề nhân lực cho bảo dưỡng: quyết định đến chất lượng công tác bảo dưỡng của nhà máy, dù kế hoạch bảo dưỡng có hoàn hảo đến đâu mà chất lượng tay nghề của thợ sửa chữa và kỹ sư  giám sát kém cũng làm cho phá sản kế hoạch vì hư hỏng sẽ phát sinh nhiều hơn trước.​

Và khóa học "Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị sản xuất" của trường SAM sẽ chia sẻ với các doanh nghiệp những phương pháp lên kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch bảo trì bảo dưỡng thiết bị xưởng đạt hiệu quả cao nhất.


Nguồn: Theo internet

Bài viết liên quan
Lên top
0906120079
Top